Thông tin các tuyến Đường_cao_tốc_Bắc_–_Nam_(Tây_Việt_Nam)

Đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến

Đoạn Chợ Bến - Tân Kỳ

Đoạn Tân Kỳ - Khe Cò

Đoạn Khe Cò - Can Lộc

Đoạn Bãi Vọt - Đà Nẵng

Đoạn này trùng với đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Đoạn Đà Nẵng - Ngọc Hồi

Đoạn Ngọc Hồi - Pleiku

Đoạn Pleiku - Chơn Thành

Đoạn Chơn Thành - Đức Hoà

Dự án có tổng chiều dài 84 km, điểm đầu thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và điểm cuối tại km82+574, giao với đường tỉnh ĐT 825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An... Hiện do khó khăn về nguồn vốn, Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chuyển đổi sang đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT với quy mô đường cao tốc bốn làn xe, hiện triển khai công tác lập báo cáo tiền khả thi.

Đoạn Đức Hoà - Cao Lãnh

Bài chi tiết: Quốc lộ N2

Hình thành trên cơ sở nâng cấp QL.N2 lên chuẩn cao tốc 4 làn xe bao gồm 2 đoạn: Đức Hoà - Mỹ An và Mỹ An - Cao Lãnh

Đoạn Đức Hoà - Thạnh Hoá - Mỹ An

Đoạn Đức Hoà - Thạnh Hoá - Mỹ An với chiều dài khoảng 81 km đã được đầu tư đưa vào khai thác từ năm 2008, hiện nay mặt đường nhỏ hẹp, đã xuống cấp, không đảm bảo khả năng khai thác, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Theo quy hoạch, đoạn này sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc vào giai đoạn sau năm 2030. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu vận tải trong thời gian trước mắt và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, kiến nghị cải tạo, nâng cấp đoạn Đức Hoà - Mỹ An với kinh phí dự kiến khoảng 2.336 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện công tác chuấn bị đầu tư và nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Quốc hội bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai đầu tư Dự án, phương án đầu tư cụ thể như sau:

  • Đoạn Đức Hoà - Thạnh Hoá và đoạn Tân Thạnh - Mỹ An dài khoảng 65 km: Giữ nguyên quy mô đường hiện hữu với quy mô đường cấp IV đồng bằng, 2 làn xe, chiều rộng mặt đường 7m, bù vênh tăng cường thảm bê tông nhựa mặt đường. Kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 582 tỷ đồng. Giai đoạn sau 2030, đầu tư nâng cấp lên thành đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h, bao gồm 4 làn xe (+2 làn dừng khẩn cấp).
  • Đoạn Thạnh Hoá - Tân Thạnh dài khoảng 16 km: Đoạn tuyến này là QL62 và tuyến N2 đi trùng nên lưu lượng tập trung lớn hơn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, do vậy trong thời gian chưa đầu tư theo tiêu chuấn đường cao tốc, trước mắt kiến nghị phân kỳ đầu tư với quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h, 6 làn xe, chiều rộng mặt đường 20m. Kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 1.754 tỷ đồng. Giai đoạn sau 2030, đầu tư xây dựng mới đoạn Thạnh Hoá - Tân Thạnh (đi song song phía Nam đoạn trùng QL62 và QLN2) theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h, bao gồm 4 làn xe (+2 làn dừng khẩn cấp).

Đoạn Mỹ An - Cao Lãnh

Đầu tư xây dựng tuyến mới đoạn Mỹ An - Cao Lãnh với chiều dài 26,164 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, tốc độ thiết kế Vtk=100 km/h, trong đó trước mắt phân kỳ đầu tư với quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế Vtk=80 km/h, giai đoạn 1 có 2 làn xe, chiều rộng mặt đường 11m; giai đoạn 2 nâng cấp lên cao tốc 4+2 làn xe, chiều rộng mặt đường 20m. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 4.520 tỷ đồng; trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc là 3.829 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.

Đường cao tốc Cao Lãnh - Rạch Sỏi

Đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ

Tuyến nối cầu Cao Lãnh-cầu Vàm Cống được thiết kế với quy mô mặt cắt ngang 20,6 m gồm bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, tốc độ thiết kế là 80 km/h. Tuyến được đưa vào sử dụng vào tháng 5/2018.

Riêng cầu Vàm Cốngcầu Cao Lãnh, đều chọn phương án kết cấu nhịp chính cầu dây văng, với chiều dài nhịp giữa 450 m, chiều rộng cầu 22,5m, chiều cao thông thuyền 37,5 m, tổng chiều dài phần cầu chính cầu Cao Lãnh là 2.080 m, cầu Vàm Cống là 2.073 m.

Đối với cầu Cao Lãnh (sông Tiền) và cầu Vàm Cống (sông Hậu), Chính phủ và các Bộ đã xúc tiến đầu tư, trong đó đàm phán vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để đầu tư cầu Vàm Cống và vốn của Chính phủ Australia để đầu tư cầu Cao Lãnh, cố gắng khởi công khoảng năm 2010 và hoàn thành vào năm 2015 ADB đã đồng ý hỗ trợ kỹ thuật để nghiên cứu dự án khả thi 2 chiếc cầu này. Cho đến nay cầu Cao Lãnh đã được đưa vào sử dụng vào tháng 5/2018cầu Vàm Cống đã thông xe vào tháng 5/2019.

Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi

Dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi với tổng chiều dài 51,17 km rộng 17 m, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế giai đoạn 1 là 80 km/h. Công trình được khởi công giữa năm 2016, điểm đầu kết nối với cầu Vàm Cống (Cần Thơ), điểm cuối nối với tuyến tránh Thành phố Rạch Giá (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang).

Dự án được đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng, trong đó vốn vay Hàn Quốc hơn 4.500 tỷ (200 triệu USD), còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Dự kiến hoàn thành cuối tháng 9/2020. Đây là tuyến cao tốc thứ hai của đồng bằng sông Cửu Long sau tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.